logo-img

Thông báo

    Chưa có thông báo nào

Tin tức

Kế hoạch giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài - Dành cho lớp cấp tốc

Information-Notification
5 13/10/2024 22:47:32

 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN (BEGINNERS)

Mỗi giờ học theo thứ tự (TT) tương đương 90’ trên lớp và 180’ tự học – Dành cho lớp học cấp tốc.

---------------------------

Tải Kế hoạch đầy đủ: Tại đây

1. Giờ tự học: Người học (NH) sử dụng đồng thời 02 tài liệu (giáo trình và bài giảng Eleaning trên trang https://vie.vmied.com). Với mỗi bài học, thực hiện đủ các bước sau:

Bước 1: Đọc giáo trình hoặc mô tả trên trang vie.vmied.com để nắm nội dung chính của bài học.

Bước 2: Vào bài giảng Elearning để xem hướng dẫn cụ thể qua video, hình ảnh, v.v.

Bước 3: Làm bài tập thực hành

            - Điền câu trả lời vào phần Bình luận (Comment) dưới mỗi bài học trên Eleaning.

            - Làm bài tập vào vở/cuốn tập theo hướng dẫn trong giáo trình.

            - Tự kiểm tra trình độ qua bài thi online trên hệ thống.

Lưu ý: Phản hồi những điểm chưa hiểu trong bài học qua hệ thống Bình luận để được giải đáp online hoặc ghi chú lại để giáo viên có thể trực tiếp giải đáp trong giờ lên lớp.

2. Giờ trên lớp: Giáo viên (GV) kiểm tra việc tìm hiểu bài của người học, giải đáp thắc mắc hoặc điều chỉnh những kĩ năng người học chưa đạt được, sau đó luyện tập nâng cao để sử dụng tiếng Việt trong thực tế.

Bước 1: Kiểm tra việc tự học của NH: thông qua việc tự thực hiện các bài tập trong giáo trình và các yêu cầu trong bài giảng Elearning.

Bước 2: Giải đáp hoặc điều chỉnh những điểm NH chưa rõ hoặc thực hiện chưa chính xác.

Bước 3: Nâng cao kiến thức và kĩ năng cho NH bằng việc tạo tình huống sử dụng tiếng Việt trong thực tế theo nội dung - chủ đề của từng bài học.

3. Kế hoạch giảng dạy và học tập theo từng giờ học cụ thể

TT

Quyển 1

Quyển 2

Tên bài

Giờ tự học

(NH)

Giờ trên lớp (GV)

Tên bài

Giờ tự học

(NH)

Giờ trên lớp (GV)

1.      

Bài Mở đầu 

1. Bảng chữ cái tiếng Việt

Viết và đọc theo âm 29 chữ cái tiếng Việt

- Giới thiệu 29 chữ cái tiếng Việt;

- Kiểm tra đọc tên chữ và âm

- Kiểm tra nghe âm và viết bảng chữ cái.

Chủ đề 1

Bài 1 - Hội thoại. Bạn có thể giúp tôi không (Can you help me?).

Bài 1 - Ngữ pháp. Câu hỏi với “gì”, “nào” (Question with “gì”, “nào”).

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu nghĩa và tình huống sử dụng hội thoại.

- Tìm hiểu kiểu câu có từ để hỏi “gì”, “nào”.

- Dựa vào mô hình, tập tạo câu có từ để hỏi “gì”, “nào”.

- Giới thiệu tình huống sử dụng nói lời nhờ vả.

- Kiểm tra tiếp thu hội thoại, luyện hỏi, đáp và nói nhờ giúp đỡ.

- Tạo tình huống tương tự để cho NH nói lời nhờ vả.

- Hướng dẫn NH phân biệt câu có từ “gì” và “nào”.

2.      

Bài mở đầu

2. Âm ghép

Viết và đọc 10 âm ghép tiếng Việt

- Giới thiệu hệ thống âm ghép và nguyên tắc tạo âm ghép tiếng Việt.

- Kiểm tra việc nói tên chữ, âm chữ;

- Kiểm tra nghe và viết các âm ghép.

Chủ đề 1

Bài 2 - Hội thoại. Tôi bị mất hành lý

(I lost my luggage).

Bài 2 - Ngữ pháp. Câu hỏi với “không”, “phải không” “à” (question with “không”, “phải không”, “à”).

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu nghĩa và tình huống sử dụng hội thoại.

- Tìm hiểu kiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi có từ “không”, “phải không” “à”.

 

- Giới thiệu tình huống giao tiếp và cách nói khi bị mất hành lí ở sân bay.

- Kiểm tra tiếp thu hội thoại, luyện hỏi, đáp và cách nói khi bị mất hành lí.

3.      

Bài 1.

1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

- Tìm hiểu cấu trúc âm tiết tiếng Việt.

- Luyện tập tạo âm tiết tiếng Việt.

- Kiểm tra nhận biết mô hình cấu trúc âm tiết.

- Kiểm tra luyện tập tạo âm tiết tiếng Việt theo các mức độ cấu trúc.

Chủ đề 1

Bài 3 - Hội thoại. Bạn có địa chỉ khách sạn không? (Do you have the hotel address?).

Bài 3 - Ngữ pháp. Cách nói nhờ giúp đỡ (How to say for help).

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu nghĩa và tình huống sử dụng hội thoại.

- Ôn lại cách nói câu hỏi có từ “có… không”.

- Tìm hiểu cách nói nhờ giúp đỡ.

- Kiểm tra việc tự tìm hiểu, luyện nói theo hội thoại của NH.

- Xây dựng các tình huống để NH nói lời nhờ giúp đỡ và đáp lời khi được nhờ giúp đỡ.

- Kiểm tra và điều chỉnh kết quả cho NH.

4.      

Bài 1.

2. Đánh vần âm tiết tiếng Việt

- Tìm hiểu cách đánh vần âm tiết tiếng Việt.

- Tự luyện tập đánh vần theo hướng dẫn.

- Kiểm tra mức độ tự học của NH.

- Tạo âm tiết mới để NH luyện tập đánh vần, tự đọc âm tiết.

Chủ đề 1

Bài 4 - Hội thoại. Gọi Taxi (Calling taxi).

 Bài 4 - Ngữ pháp.

Cách hỏi và giới thiệu tên (how to ask and answer name).

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu nghĩa và tình huống sử dụng hội thoại.

- Tìm hiểu cách hỏi và giới thiệu tên.

- Luyện nói theo tình huống.

- Kiểm tra kết quả luyện nói và tìm hiểu hội thoại của NH.

- Luyện nói, gọi điện thoại với lái xe Taxi khi đặt xe.

- Xây dựng các tình huống gặp gỡ (các lứa tuổi khác nhau) để NH luyện hỏi và nói tên.

5.      

Ôn tập bài Mở đầu + Bài 1

- Học thuộc bảng chữ cái và âm ghép tiếng Việt.

- Luyện đánh vần, tự đọc âm tiết tiếng Việt.

- Kiểm tra kết quả tự học: đọc chữ cái cho NH chép; chép cho NH đọc; yêu cầu NH đọc thầm bảng chữ cái.

- Nhắc lại nguyên tắc ghép âm và cho tập nói một số âm tiết mới.

Chủ đề 1

Bài 5 - Ngữ pháp. Cách nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi (How to say greeting, thanks, excuse).
Bài 6 - Ngữ pháp. Cách dùng “ạ”, “thưa” (How to say “ạ”, “thưa”).

- Luyện tập nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi… cùng với các đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 và/hoặc tên riêng.

- Tìm hiểu các trường hợp có thêm “thưa”, “ạ” trong câu.

- Luyện tập nói câu có “thưa”, “ạ”.

- Ôn luyện lại các mẫu câu đã học trong chủ đề 1.

 

- Giới thiệu văn hóa chào, cảm ơn, xin lỗi của người Việt Nam.

- Kiểm tra kết quả tự học.

- Tạo các tình huống để NH luyện tập nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi.

- Xác định tình huống và đối tượng cần nói lời có “thưa”, “ạ” - Tổ chức cho NH luyện tập.

- Hệ thống lại các mẫu câu đã học trong chủ đề 1.

6.      

Bài 2

1. Thanh điệu tiếng Việt

- Tìm hiểu hệ thống thanh điệu tiếng Việt: cách nói, cách viết.

- Luyện nói một số tiếng theo hướng dẫn.

- Kiểm tra kết quả tự học: cho NH trình bày hệ thống thanh điệu tiếng Việt, nói phân biệt thanh điệu.

- Luyện tập cho NH phân biệt thanh điệu.

Chủ đề 2

Bài 1 - Hội thoại.

Tại quầy lễ tân và nhận phòng.

Bài 1 - Ngữ pháp.

Cách nói “tuy/mặc dù… nhưng” - How to say “tuy/mặc dù… nhưng”.

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu nghĩa và tình huống sử dụng hội thoại.

- Tìm hiểu kiểu câu có “tuy/mặc dù… nhưng”.

- Tập đặt câu có cấu trúc “tuy/mặc dù… nhưng”.

- Giới thiệu tình huống đến khách sạn và nhận phòng.

- Kiểm tra kết quả tự học của NH.

- Giới thiệu tình huống dùng kiểu câu “tuy… nhưng”.

- Kiểm tra và tổ chức cho NH luyện tập nói kiểu câu “tuy… nhưng”.

7.      

Bài 2

2. Quy tắc đặt dấu thanh

- Tìm hiểu quy tắc đặt dấu thanh.

- Tự luyện đặt dấu thanh trong các âm tiết.

- Kiểm tra kết quả tự học: cho NH đặt dấu thanh vào các âm tiết.

Chủ đề 2

Bài 2 - Hội thoại.

Đặt phòng

Bài 2 - Ngữ pháp.

Cách nói “chỉ… thôi”, “chỉ”, “thôi” - How to say “chỉ… thôi”, “chỉ”, “thôi”

- Luyện nói theo hội thoại.

- Tìm hiểu các thông tin cần nói lúc đặt phòng khách sạn.

- Tìm hiểu và đặt câu với kiểu câu có “chỉ… thôi”.

- Kiểm tra kết quả tự học: nói / đọc hội thoại.

- Cho NH tự đặt hội thoại cùng nội dung đặt phòng khách sạn.

- Kiểm tra đặt câu với cấu trúc “chỉ… thôi”.

8.      

Bài 2

Luyện nói với các thanh điệu tiếng Việt

Tự luyện phát âm cao độ các thanh điệu theo hướng dẫn trên bài học.

 

Kiểm tra và luyện tập phát âm của NH.

Chủ đề 2

Bài 3 - Ngữ pháp

Cách nói “vẫn… còn…” - How to say “vẫn… còn…”
Bài 4 - Ngữ pháp. Câu hỏi có từ “ở đâu?”, “đâu” - The question with “ở đâu?”

- Tìm hiểu và đặt câu theo kiểu câu có cấu trúc “vẫn … còn …” và “ở đâu”.

- Tìm hiểu và đặt câu theo kiểu câu có cấu trúc “vẫn … còn …” và “ở đâu”.

- Kiểm tra kết quả tự học của NH: cho NH tự đặt câu; xác định các tình huống sử dụng kiểu câu có cấu trúc “vẫn … còn…”, và câu hỏi có từ “ở đâu”.

9.      

Bài 3

Âm và chữ a-ă-â-ơ

 

 

- Tập phát âm các chữ  a-ă-â-ơ

- Xem thêm cách viết và chính tả với các chữ a-ă-â-ơ.

- Viết và tìm nghĩa các từ qua hình ảnh trong bài học.

- Kiểm tra kết quả tự học của NH.

- Phân biệt sự khác nhau về cách phát âm, chính tả của 2 cặp âm: a – ă và ơ – â.

Chủ đề 2

Bài 5 - Ngữ pháp.

Cách nói với “khi”, “khi nào” - How to speak with “when”.

Bài 6 - Ngữ pháp. Câu hỏi có từ “bao lâu?” - The question with “bao lâu?”

Bài 7 - Ngữ pháp. Câu hỏi “như thế nào” - the question “như thế nào” 

- Tìm hiểu và đặt câu có “khi”, “khi nào”.

 

- Tìm hiểu và đặt câu có “bao lâu?”.

 

- Tìm hiểu và đặt câu có “như thế nào”.

- Ôn tập các mẫu câu đã được học trong chủ đề 2.

 

 

- Kiểm tra kết quả tự học của NH.

- Giúp NH phân biệt:

+ Cách dùng “khi” và “Khi nào”.

+ Cách dùng “khi nào” để hỏi về quá khứ và tương lai.

+ Cách dùng “bao lâu” để hỏi về quá khứ và tương lai.

+ Cách dùng “như thế nào” trong ngữ cảnh thông thường và khi cần nhấn mạnh.

- Hệ thống lại các mẫu câu đã học trong chủ đề 2.

10.   

Bài 4

Âm và chữ i-y-e-ê

- Tập phát âm các chữ  i-y-e-ê.

- Xem thêm cách viết và chính tả với các chữ i-y-e-ê.

- Viết và tìm nghĩa các từ qua hình ảnh trong bài học.

- Kiểm tra kết quả tự học của NH.

- Phân biệt các trường hợp viết i và y.

- Lưu ý kết hợp chính tả của e và ê.

Chủ đề 3

Bài 1 - Hội thoại.

Hỏi về các ngân hàng ở TP. HCM - Asking about banks in HCMC.

Bài 1 - Ngữ pháp

Câu hỏi với “bao nhiêu”, “mấy”- The question with “bao nhiêu”, “mấy”

 

- Luyện nói theo hội thoại.

- Ghi nhớ các mẫu câu để tìm hiểu về ngân hàng như giao dịch quốc tế, chất lượng dịch vụ.

- Hiểu cách chỉ đường đến địa điểm nào đó.

- Tập đặt câu và nói với câu hỏi có từ “bao nhiêu”, “mấy”.

- Kiểm tra kết quả tự học của NH.

- Giúp NH tạo các hội thoại nói về ngân hàng, về đường đi.

- Cho NH đặt các mẩu hội thoại sử dụng câu có “bao nhiêu”, “mấy”.

- Phân biệt cách sử dụng “bao nhiêu” và “mấy”.

 

Register ZALO